Trường Dục Thanh
Là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn.
Tháp Chàm Poshanư
Tháp Chàm Poshanu
Là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc. Tháp có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Đây là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.Chùa núi Tà Cú
Là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400m. Chùa này là một di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Mũi Né
Nổi tiếng với những cồn cát trải dài rộng lớn và những tiện nghi cho môn thể thao biển, Mũi Né chỉ cách Sài Gòn sôi động khoảng 4 giờ chạy xe. Mũi Né cung cấp cho du khách những nơi ở đa dạng và đây là điểm đến hoàn hảo cho chuyến du lịch biển của du khách ở Việt Nam. Với khí hậu lý tưởng quanh năm, Mũi Né hấp dẫn rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Từ tháng 11 đến tháng 4, gần như là thời điểm tuyệt nhất cho môn thể thao lướt ván và lướt sóng ở nơi đây.
Du khách có thể thưởng ngoạn nhiều di tích, danh lam thắng cảnh trên đường từ trung tâm TP Phan Thiết ra Mũi Né như: Nhà ở Mộng Cầm – một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo, Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết, Vạn Thủy Tú, Trường Dục Thanh, Chợ Phan Thiết, Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư, Lầu Ông Hoàng, Núi Cố với mộ Nguyễn Thông, Bãi đá Ông Địa, Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng), Suối Tiên, Đồi Cát Mũi Né, Hòn Rơm.
Khu du lịch Hòn Rơm
Đảo Phú Qúy
Trên đảo có những ngôi chùa khá lớn như chùa Linh Quang, chùa Cao Cát… được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Bờ biển dài với những dải cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích.Đảo Phú Quý còn gọi là “Cù Lao Thu”, có khí hậu trong lành, nước trong xanh, đặc biệt quanh đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng, phong phú. Phú Quý có nhiều bãi tắm như: vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, bãi dọc cái doi Mô Thầy, bãi vịnh Triều Dương. Trên bãi có nhiều danh thắng như: chùa Linh Quang, Vạn An Thành (được Bộ văn hóa thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia), mộ Thầy Nại, miếu Bà Chúa Chăm, núi Cao Cát. Xung quanh Phú Quý trong lòng đất còn có nhiều di tích đã được khảo cổ và những ngôi mộ kỳ lạ.
Danh thắng khác: Hòn Lao Câu; Suối Tiên; Bãi biển Đồi Dương; Khu du lịch Vĩnh Hảo – Tuy Phong; Hồ Biển Lạc.
Hải đăng Kê Gà
Từ TP. Phan Thiết, bạn có thể đi xe bus tuyến số 6 (thời gian hoạt động: 5h30 – 18h00), chạy 30 km thì đến hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Nếu tự đi xe máy, bạn chạy theo quốc lộ 1 hướng đi Phan Thiết từ Sài Gòn, đến gần trạm thu phí Sông Phan (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) sẽ gặp một ngã ba nhỏ. Rẽ phải theo hướng này, đi thẳng sẽ tới khu vực suối Nhum, bạn quẹo phải đi về mũi Kê Gà. Ngọn hải đăng Kê Gà hùng vĩ đững giữa những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Khe Gà. Để ra thăm hải đăng Kê Gà, các bạn có thể liên hệ với resort để thuê tàu hoặc thuê thuyền thúng hoặc tàu của dân địa phương. Thông thường thuyền thúng, tàu của người dân địa phương không trang bị áo phao. Bạn có thể mang theo hoặc liên hệ với resort để thuê.
Cù Lao Câu
Du lịch Bình Thuận hấp dẫn với du lịch sinh thái biển ở Cù Lao Câu
Cù Lao Câu thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, hiện lên như một chiến hạm lớn, xung quanh bao bọc bởi hàng vạn khối đá với màu sắc và hình thù khác nhau. Đây là một đảo vắng, nằm cách bờ biển khoảng 9km, đi tàu từ đất liền ra hết khoảng 1 giờ 30 phút. Trên đảo có hàng ngàn khối đá với hình thù rất độc đáo, xen kẽ là những thảm cỏ xanh mượt. Nơi đây được qui hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển và là điểm du lịch sinh thái biển rất hấp dẫn.
Biển và bãi đá Cổ Thạch
Biển và bãi đá Cổ Thạch cách TP. Phan Thiết khoảng 100km
Trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch. Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Bãi đá này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là “Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”. Giữa trùng dương trùng điệp và vùng cát trắng mênh mông, sự xuất hiện của bãi đá như điểm hồng tâm đã kéo chân ngày càng nhiều du khách tìm đến thưởng lãm. Bãi đá Cổ Thạch là một địa điểm tham quan thú vị khi đi du lịch Phan Thiết hay du lịch Bình Thuận.
Chùa Hang
Có thể kết hợp tham quan Cổ Thạch Tự và bãi đá 7 màu khi đi du lịch Bình Thuận
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch Tự, xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , toạ lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m, thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Chùa được xây dựng trong hang đá lớn do thiền sư Bảo Tạng lập vào khoảng giữa thế kỷ 19. Du khách có thể kết hợp tham quan ngôi chùa cổ kính này cùng với bãi đá 7 màu ở trên.
Gành Son
Ở Gành Son có những dãy núi hang động mang nhiều hình thù lạ mắt
Đến Cổ Thạch, rẽ phải qua khỏi làng cá Bình Thạnh men theo biển khoảng 5km, bạn hỏi thăm đường vào Ghềnh Son, thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong. Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên gành, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hoà lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hoà vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực… Gành Son quả là một tặng vật của thiên tạo chưa được nhiều người biết đến.
Tháp Nước Phan Thiết
Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước. Đây cũng là một địa điểm thu hut khách tham quan bởi kiến trúc độc đáo của nó.Hòn Ghềnh
Từ hòn Ghềnh bạn nhìn thấy một bên là Mũi Né duỗi dài, một bên là Hòn Rơm, tạo thành vòng cung như đôi cánh tay ôm lấy biển.
Cách Mũi Né chưa đầy 1 km, Hòn Ghềnh hay Hòn Lao còn khá nguyên sơ. Để đến được Hòn Ghềnh, bạn có thể đi theo dịch vụ đưa đón khách từ khách sạn hoặc thuê ghe của ngư dân với giá khoảng 200.000VND/thuyền 10 người, bao gồm cả lượt đi và về. Sau chừng 10 phút lênh đênh trên biển bạn sẽ được đặt chân lên đảo. Ấn tượng đầu tiên là nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy những tán san hô dưới đáy rất đẹp, những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Ngắm cảnh Hòn Lao, đi vào buổi chiều là đẹp nhất, bởi bạn sẽ thấy được ráng chiều và hoàng hôn phủ dần trên biển. Sáng sớm là thời gian thích hợp cho những tay câu nghiệp dư.
Đồi Cát ở Mũi Né
Ở gần khu vực Hòn Rơm, một trong những thắng cảnh từng làm mê mẩn bước chân các thi nhân, họa sĩ và nhiếp ảnh gia… là đồi cát Mũi Né (thuộc khu phố 5, phường Mũi Né). Ngoài hình dáng đẹp, màu sắc của cát cũng là điểm thu hút khá nhiều du khách (có đến 18 màu sắc khác nhau). Nếu đi bằng xe máy, du khách gửi xe tại các quán nước đối diện khu vực đồi Cát (nhớ khóa xe và nhắc chủ quán lưu ý dùm). Lên đồi cát, bạn có thể thuê ván để chơi trượt cát, chỉ khoảng 5.000VND một tấm. Chơi xong có thể thưởng thức dừa ba nhát, bánh bột lọc Phan Thiết…
Đảo Hòn Bà
Đảo Hòn Bà có hình dáng như con rùa khổng lồ vươn mình trên biển
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân gần 2 km về hướng Đông, cách Phan Thiết khoảng 70 km về hướng Đông Nam. Hòn Bà có hình dáng con Rùa khổng lồ đang ngẩng đầu vươn mình trên sóng biển. Trên đảo có đền thờ nữ Thần Thiên Ya Ana – vị thần thiêng liêng của Vương Quốc Chăm-pa cổ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét