Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Ngất ngây đặc sản Phan Thiết

Cách Sài Gòn không quá xa, Phan Thiết là điểm đến lý thú cho những người muốn thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng.

Đến đây, không chỉ có những khu resort gần thiên nhiên mà còn rất nhiều món ngon – lạ chờ bạn khám phá.

Răng mực

Trước đây, răng mực là đồ phế phẩm, người ta thường bỏ đi vì “chẳng có gì” nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của con người, giờ đây, nó lại trở thành đặc sản, thành một trong những món ngon Phan Thiết. Chỉ từ một loại nguyên liệu nhưng nó làm thành nhiều món ăn chơi ngon miệng.Răng mực

Răng lớn để luộc, răng vừa thì ướp rồi xiên vào que để nướng hoặc xào lăn, loại nhỏ nhất cho vào nồi bột đã đầy đủ gia vị cho món chiên nước mắm, xào bơ tỏi…

Cứ tầm chiều tối, đi dạo rồi ghé vào quán ven đường, nhâm nhi từng xiên răng mực, chấm thêm chút tương ớt cay cay và đồ chua mát dịu thì thật tuyệt. Khi đó, có bạn bè, người thân cùng lai rai và “tám” lại càng thú vị.

Ra Phan Thiết, cứ đi dọc theo đường Nguyễn Tất Thành (đường ra biển Đồi Dương) là tha hồ chọn quán để dừng chân thưởng thức món ăn hoài không no này.



Trước đây, răng mực chỉ là đồ bỏ, còn giờ đây, nó là đặc sản Phan Thiết (Ảnh: Internet)

Bánh hỏi lòng heo Phú Long

Bánh hỏi thịt heo quay thì kiếm ở Sài Gòn đâu cũng có, nhưng bánh hỏi lòng heo, nhất định phải đến Phú Long, Bình Thuận mới được.

Phú Long nổi tiếng nhờ món ăn đặc biệt hấp dẫn và thơm ngon, gồm các nguyên liệu hết sức gần gũi: bánh hỏi, lòng heo, bánh tráng mỏng, rau sống và nước chấm. Nhưng cách chế biến lại cần đủ bí quyết mà nơi khác chẳng thể so sánh được.



Bánh hỏi lòng heo, nhìn đơn giản nhưng chế biến khá cầu kỳ (Ảnh: Internet)

Dĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu thịt ba chỉ. Bánh hỏi cọng nhỏ nhắn, mịn màng và không bở. Còn nước chấm thì không có mắm, làm từ nước cốt me pha chung tỏi ớt xay nhuyễn, đường và một chút muối tạo nên vị chua chua ngọt ngọt thơm dịu.

Khi ăn, cuốn bánh tráng với bánh hỏi lòng heo, kẹp rau sống ở giữa, rồi chấm cho vào miệng, ngon miễn chê! Du khách có thể thưởng thức món ẩm thực này ngay trong thành phố biển trên đường Trần Phú buổi sáng. Hoặc đúng hương vị quê gốc của món này, thì hỏi đường đến Phú Long, cách Phan Thiết khoảng 6 km về phía Bắc.

Các món dông

Dông là đặc sản của vùng đồi cát, cũng là một trong những món ngon Phan Thiết. Nhìn thấy con vật này hẳn nhiều người phải lắc đầu quầy quậy bởi sợ và ghê. Nhưng các món làm từ nó quả thật khiến cho người đã một lần nềm thử, nghĩ lại thôi cũng chảy nước miếng.



Nhìn có phần hơi ghê nhưng ăn thì “phê” phải biết! (Ảnh: Internet)

Dông có thể chế biến thành các món như chả, gỏi dông hay món cháo thịt dông nóng hổi thơm nức. Tuy nhiên, dông nướng muối ớt mới thật thơm và đậm đà. Sau công đoạn sơ chế không phải ai cũng làm được, dông được ướp gia vị khoảng nửa tiếng. Đặc biệt, ướp dông phải dùng nước mắm ngon nguyên chất của Phan Thiết.

Sau đó, cho lên bếp than nướng cho đến khi dông chín vàng hai mặt thì bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt. Dông nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn, mắm me. Quán dông nướng ngon nổi tiếng thành phố nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, nếu có dịp thì ghé kẻo bỏ lỡ món hay.

Cá lồi xối mỡ

Đây là loại cá nhiều dinh dưỡng và thơm ngon ở Phan Thiết. Có nhiều món ăn ngon chế biến từ cá lồi như nấu canh chua cá lồi, cá lồi kho tỏi, tiêu hay ớt và hấp dẫn nhất là món cá lồi xối mỡ.



Cá lồi xối mỡ ngon béo và lạ vị (Ảnh: Internet)

Cá sau khi làm sạch được cắt thành từng miếng vuông, đem hấp cách thủy. Mỡ heo thái hạt lựu, cho lên chảo và chiên vàng, cho hành lá thái nhuyễn vào. Cá hấp chín cho ra đĩa, rưới mỡ hành, đậu phộng rang lên. Món này ngon khi dùng nóng với bánh tráng, các loại rau sống và nước mắm tỏi ớt, đường và me, thêm gan cá lồi đánh tan.

Cá lồi xối mỡ có bán rất nhiều trong các quán nhậu từ bình dân cho đến thượng hạng ở Phan Thiết, tập trung nhiều ở đường Phạm Văn Đồng.

Bánh tráng chấm mắm ruốc

Bánh tráng chấm nắm ruốc chinh phục từ người lớn, con nít, học sinh, sinh viên bởi hương vị đậm đà khó quên. Mắm ruốc ngon, thơm là bí quyết quan trọng quyết định vị đặc biệt và chất riêng của món ăn. Mắm múc ra, vắt thêm chanh, ớt xay rồi đánh đều.

Bánh tráng cuốn chung với rau răm, dưa leo, xoài chua, trứng cút dầm nát, bánh tráng nướng bẻ vụn và cuốn tròn lại.



Món bánh tráng chấm mắm ruốc rất được lòng phái nữ (Ảnh: Internet)

Từ từ cho cuốn vào bát mắm ruốc vừa làm và tận hưởng vị thơm lừng đặc trưng của ruốc, giòn giòn, bùi bùi của bánh tráng nướng với cái dai dai của bánh tráng cuốn, hòa chung vị mát lành của rau và chua nhẹ của xoài.

Đây là món ngon Phan Thiết khó khước từ khi bạn đến đây, nhất là với phái nữ. Món ăn này được bán ở nhiều nơi như biển Đồi Dương, dọc theo đường Nguyễn Tất Thành. Còn nếu muốn mua mắm mang về tự làm ăn thì có thể ghé qua chợ Phan Thiết hoặc ở các quầy bán đặc sản.

Bánh tráng mắm ruốc nướng

Đây là món ăn cách điệu từ món bánh tráng chấm mắm ruốc. Thay vì ăn nguội như món kia, bánh tráng mắm ruốc nướng cho cảm nhận lạ lạ khi ăn lúc nóng. Vừa ngồi ăn, vừa xem cách làm món này cũng thật thú vị.



Món bánh tráng mắm ruốc nướng khác hẳn bánh tráng nướng ở Sài Gòn hay Đà Lạt, nó có vị rất riêng (Ảnh: Internet)

Bánh tráng sau khi quét mắm xong thì cho những phụ liệu như trứng gà hoặc cút luộc, nem chua, chả lụa, mỡ hành, tương ớt. Chờ cho bánh chín từ từ thì dùng đũa cuộn lại và… ăn.

Tùy vào từng hàng quán và bí quyết riêng của chủ quán, bánh tráng sẽ có thêm chút đồ chua, bắp cải thái chỉ sợi, bơ… Nhưng tựu chung đều hấp dẫn. Sự pha trộn giữa cái ấm nóng của bánh vừa nướng, với các thành phần bên trong, với chút mặn mòi của mắm ruốc quả thật đáng nhớ.

Để thử món dân dã này, bạn có thể qua đường Võ Hữu, các quán dọc bờ biển Đồi Dương.

Gỏi cá

Phan Thiết là vùng đất của biển, của nắng, gió và của các loài hải sản tươi sống. Do đó, gỏi cá Phan Thiết ngon không kém nhiều nơi. Tùy vào cách và loại cá chế biến mà bạn sẽ được thưởng thức những món gỏi cá với mùi vị khác nhau.



Gỏi cá – món tươi ngon của vùng biển (Ảnh: Internet)

Gỏi cá ăn chung với bánh tráng, bún và các loại rau sống. Khi đưa miếng cuốn vào miệng, nhai nhai chút sẽ thấy cá sao mà ngọt, rau sao mà giòn, nước chấm sao lại hợp nhau đến thế.

Bạn cứ thoải mái ăn gỏi mà không sợ lạnh bụng vì các loại rau mang tính dương như tỏi ớt, chuối chát, rau thơm… trung hòa cái mát của cá rồi nhé.

Đặc sản nước mắm Phan Thiết


Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng , quán ăn ở Việt Nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như : nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc….nhưng ai đã 1 lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị nồng nàn , thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Sử dụng nguyên liệu là những con cá cơm nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ở ngoài trời. Có lẻ nhờ cái nắng , cái gió của xứ này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay .

Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.



Với trí thuận lợi cho nghề cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi biển.



Về sau, ăn nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh, Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề biển sớm hơn một số nơi khác.



Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.



Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư dân chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng gỗ có sức chứa lớn.



Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá.




Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương.



Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.



Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.




Phương pháp chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền là phương pháp gài nén, dụng cụ chủ yếu là thùng gỗ (bằng lăng...) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi chượp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn.



Thời gian chượp chín từ 8-12 tháng....



- Ướp cá : Cá sau khi đánh bắt được đưa vào bờ, đào trộn muối và đưa vào thùng chứa ngay trong ngày và để ổn định trong suốt quá trình chượp, mỗi thùng chứa ướp 3 lần cá trộn với 1 lần muối. Tổng lượng muối so với cá khoảng 30-35%.

- Cho cá lần thứ nhất: sau khi đắp lù, cho một lớp muối ở dưới, cứ xếp một lớp cá rồi rãi một lớp muối, lần lượt hoặc trộn đều cá với muối ở ngoài rồi cho vào thùng hoặc mái khi nào đầy vun mới thôi. Đậy kín vật chứa hoặc phủ lớp muối mặt để tránh ruồi nhặng.

- Cho cá lần 2: sau 2-6 ngày rút kiệt nước bồi, cá hạ xuống tiếp tục cho thêm cá và muối giống cách trên cho đến lúc đầy vun ngọn rồi nén chặt và rút nước bổi thừa ra. Nước bồi thừa nhập chung nước bồi lần 1 rồi để riêng một chỗ. Bên trên phủ một lớp muối mặt.

- Cho cá lần 3: trước khi cho cá và muối phải rút hết nước bổi trong thùng và thực hiện như các lần trước.

- Tiến hành gài nén.



Nước mắm Phan Thiết được sản xuất từ các loại cá nổi, đặc biệt là hai loại cá cơm trắng, cá cơm than và cá nục.



Đóng gói thành phẩm



Mực một nắng Phan Thiết


Ngoài cua Huỳnh Đế , tôm hùm … có 1 đặc sản khác mà ai đến Phan Thiết cũng muốn thưởng thức đó chính làmực 1 nắng. Sau những giờ phút bong đùa cùng nước biển. Cùng ngồi quây quần dưới bóng mát của những cây dù trên biển để thưởng thức món mực một nắng quả là điều thú vị. Những chú mực lá to xòe ra, chỉ cẩn một lần hong qua cái nắng Bình Thuận, sau đó nướng trên than hồng, mực sẽ ngã sang màu vàng nhạt phảng phất hương thơm. Món mực này sẽ ngon hơn nhiều khi chấm với nước mắm Phan Thiết cho thêm vài lát ớt. Vị ngọt dai của mực, độ mặn vừa phải và thơm lừng của nước mắm cùng hòa vào hương vị nồng cay của ớt mang lại cho du khách thêm niềm hứng khởi. Chỉ thế thôi nhưng món ăn rất đổi bình dị này sẽ để lại nỗi nhớ trong lòng không ít những thực khách đã từng thưởng thức.

Mực được đem đi rửa sạch để giảm bớt nước biển trong con mực, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi đủ "một nắng" mà thôi, không phơi nhiều lần.

Cách chế biến món ăn này ngon nhất vẩn là nướng .



Sau khi nướng xong thì ta chấm với tương ớt .



Đây là món ăn được rất nhiều khách du lịch ưa thích !






Đặc sản Thanh Long Bình Thuận


Nếu Ninh Thuận được coi là “vương quốc” của nho Việt Nam, thì Bình Thuận được mệnh danh là “vương quốc” của thanh long.Thanh Long,một loại cây có sức sống kỳ lạ thuộc họ xương rồng, dễ trồng, sống lâu, trái chứa nhiều chất khoáng và vitamin… Người Bình Thuận gọi thanh long là cây xóa đói giảm nghèo. Thanh long đã giúp người nghèo có cái ăn, giúp người thất nghiệp có việc làm, giúp những người tay trắng trở thành tỷ phú…



Ở Bình Thuận những ngày này, thanh long đang rộ vụ. Trên khắp các nẻo đường, đâu đâu cũng thấy người đi xe gắn máy thồ hai giỏ cần xé to đằng sau. Họ đi tới những nhà vườn, từ đồng bằng đến tận miền núi mua thanh long về bán lại cho các chủ vựa để được hưởng giá chênh lệch từ 5-10%. Thật ra, tỷ lệ tiền lời này cũng chỉ là công xe thồ mà thôi, không sướng bằng các anh xe ôm chạy làng nhàng ở thành phố, nhưng được cái ăn chắc mặc bền. Có thanh long là có tiền, mỗi ngày một anh “lái” có thể dắt lưng 100.000-200.000 đồng đem về “nộp” cho vợ. Vào mùa cắt thanh long như hiện nay, du khách đến “vương quốc” thanh long Bình Thuận có thể nhìn thấy hàng đoàn xe thồ mỗi sáng sớm tỏa ra các ngả đường huyện, thị.



“Nếu trồng thanh long đúng kỹ thuật, chỉ 8 tháng là có quả. Đúng 3 năm nó sẽ cho quả ở mức “sung sức” nhất. Trong 6 tháng mùa mưa, thanh long cho trái liên tục, cứ mỗi đợt trái là mười ngày...” - Chủ vườn Nguyễn Văn Tú tính chi ly với chúng tôi. Còn theo ước tính của anh Phan Văn Thanh, một cán bộ khuyến nông tỉnh đang “nằm vùng” ở Hàm Thạnh, thì mỗi sào đất trồng được 100 trụ thanh long, mỗi mùa, mỗi trụ sẽ cho 30kg trái.



Trước đây, mùa khô thanh long không có trái, nhưng tình cờ một nông dân phát hiện cây thanh long sẽ cho trái mùa này nếu ban đêm chong đèn điện cho nó. Vậy là nhà nhà sắm máy phát điện để chong đèn cho thanh long, bắt nó tiếp tục ra trái. Có những đêm ở Hàm Thạnh, những cánh rừng (trụ) thanh long sáng rực dưới trời sao. Nhiều người cho rằng, việc chong đèn là phi khoa học vì không cho cây thanh long “ngủ”; chất lượng trái thanh long chong đèn so với thanh long mùa vụ như thịt gà công nghiệp với thịt gà ta. Nhưng theo thực tế của các chủ vườn, phải biết cách chong đèn để đừng vắt kiệt sức lực của cây. Chong đèn đúng cách thì trái lớn, có khi còn ngon hơn trái thanh long vụ mùa.



Sự sáng tạo của nông dân không dừng ở đó. Thanh long vườn sống khỏe sao ta lại không làm thanh long kiểng? Cách đây gần 10 năm, anh Trần Vĩnh Thành, một chủ vườn ở xã Hàm Mỹ, cách Phan Thiết 7km, đã bỏ 100 triệu đồng biến 2 sào ruộng thành vườn thanh long kiểng (thanh long được trồng trong chậu, dùng đèn để cho trái theo ý muốn vào dúng dịp tết, để người mua mang về đặt trong phòng khách giống như cây tắc) và đã trúng lớn nhiều năm liền...



Quả là đời sống quanh trái thanh long có muôn màu, muôn vẻ. Thanh long đã cho người dân Bình Thuận hưởng “lộc giời”, từ những người đi lái bằng xe Honda thồ, bằng xe ba bánh, xe bò; những ngưòi bốc vác; những ngưòi làm đại lý thu mua cho các chủ vựa lớn để hưởng hoa hồng... Chủ vựa thì trở thành triệu phú hoặc tỉ phú cũng nhờ tìm được đầu ra cho trái thanh long. Chủ nhà vườn Trương Sáu, ở xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, cho chúng tôi biết, cả xã Hàm Hiệp khá lên nhờ thanh long.



Cách đây 4 năm, lúc hai vợ chồng anh ra riêng chỉ có một chiếc Honda 67, bây giờ mỗi ngày đóng hàng thanh long đi thành phố, anh kiếm năm ba trăm ngàn đồng. Anh kể chúng tôi nghe chuyện 4 mẹ con ở cùng thôn “nghèo rớt mùng tơi” với miếng đất rộng không biết làm gì. Khi trồng được 800 trụ thanh long, tới nay, đã cất được nhà cao cửa rộng, mở nguyên một cái chợ nhỏ trong nhà để cho thuê. Mà thế vẫn “chưa ăn thua”, ở Hàm Thuận Bắc, có những chủ vựa nắm được đường dây xuất trái thanh long qua Đài Loan, Mỹ, có doanh thu cả tỷ đồng...



Những câu chuyện mà chúng tôi nghe được đã nói lên một điều rằng, trái thanh long đã đổi đời hàng vạn con người ở Bình Thuận. Có người còn bảo Bình Thuận có một nghịch lý là ngư trường lớn nhất nhì nước nhưng chưa nuôi nổi ngư dân, còn cây thanh long cứ tàng tàng ra trái, lại nuôi được người trồng nó. Ở đâu đó, người ta chặt vườn cà phê, phá rẫy mía vì thất mùa, rớt giá, nhưng với những cánh đồng thanh long ở Bình Thuận thì không. Lý giải về điều “lạ” này, nhiều người cho rằng, dân trồng thanh long Bình Thuận đã biết làm ăn lớn bằng việc xây dựng vùng trồng chuyên canh, sản xuất được loại trái cây an toàn, theo tiêu chuẩn quốc tế. Chả thế mà một vị lãnh đạo tỉnh đã nói vui về người trồng thanh long ở Bình Thuận như thế này: Nhờ cách làm ăn chuyên nghiệp của nông dân, thanh long Bình Thuận đã đến hồi... “phát tiết”.



Nguồn bài viết : Báo Biên Phòng


Nét đẹp Champa


Trên đường đi bộ lên tháp Pô San Nư trong khu di tích , bạn sẽ được ghé qua thăm 1 ngôi nhà xây theo kiến trúc của người Chăm . Bạn sẽ thấy được nhiều điều thú vị khi bước vào ngôi nhà này.

Người Chăm có tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú. Tín ngưỡng của người Chăm có từ xa xưa và mang dấu ấn của thời nguyên thủy - Đó là sự tin tưởng của người Chăm vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhân, nơi các thần linh ngự trị và cũng chính là nơi tồn tại của ma quỷ và linh hồn của những vật thể ở thế giới trần tục sau khi chết. Người Chăm luôn tin rằng tất cả các vật thể cũng như mọi người đều có linh hồn và linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn dù con người có chết đi và các vật thể đã bị hư hại. Những linh hồn cùng với ma quỷ và thần linh luôn có những tác động, chi phối, ảnh hưởng đến thế giới hiện hữu, đến đời sống của cộng đồng cũng như đến từng thành viên trong cộng đồng người Chăm. Người Chăm thờ rất nhiều vị thần linh như Thần cây, Thần đá, Thần nước, thờ Linh hồn tổ tiên......(theo Wikipedia)



Khi bước vào lối vào của căn nhà , bạn sẽ thấy 1 cô gái Chăm đang ngồi bên 1 chiếc khung đan vải rất lạ...



Những túi vải này nhìn thật lạ mắt...



Cách đan vải thì không khác gì so với người Việt mình....

Đi vào bên trong căn nhà bạn sẽ thấy trưng bày rất nhiều đồ vật thể hiện văn hóa của người Chăm...

Các bức tượng ....

Những ngôi đền được thu nhỏ.....

Khung cữi đan thổ cẩm....

Sợi vải lên màu thật là đẹp !

Rất nhiều các sản phẩm được làm từ thổ cẩm .....

Sắc màu của văn hóa .....



Những chiếc bình , lọ được sử dụng hậu hết trong cuộc sống sinh hoạt của người Chăm....



Đây là chiếc nón mà rất nhiều khách du lịch khi đến nơi đây rất thích mua !

Hình ảnh : Ocean Group

Khám Phá hải sản ở Phan Thiết - Mũi Né


Đứng ở cầu Dục Thanh nhìn về phía cửa biển Cồn Chà, qua dãy nhà, chỗ ngổn ngang ấy, mùa nào cũng nghe hây hây mùi nước mắm, cá hấp. Hèn chi mà con gái Phan Thiết đi đâu, làm gì cũng nghe mặn chát giọng biển...Còn với du khách, sau những giờ mệt nhoài lang thang với sóng biển xanh và núi cát đỏ ngút ngát, chỉ ưa no mắt với những món hải sản tươi, rất riêng...




Ông Tư Râu ở bãi biển Hàm Tân, một dân chài ngang tàng nói với tôi sau hớp rượu đầy: "Vô tư đi! Mực tươi còn bén ngực biển đó!". Những con mực vừa vớt ra khỏi ghe, được cho vào nồi hấp rồi được xắt ra chấm mắm gừng, thịt dai và ngọt thấm vào đến tận trí nhớ . Thế là bữa cơm của những kẻ tứ hải giai huynh đệ không còn rôm rả với đất đai tăng giá vì làn sóng đầu tư du lịch ồ ạt ngoài kia, mà ngả dần sang chuyện bình về những món ngon xứ biển.



Hàm Tân, cái tên cũng chẳng gợi nhớ gì cả, trừ phi bạn đã ghé qua những làng chài, cùng những đứa trẻ và phụ nữ ở đây đứng đợi ghe biển về và tận tay gỡ những mắt lưới đầy cá, bắt những con ghẹ còn xục xạo trong những chiếc thùng "Thạch Sanh" lênh đênh không biết bao nhiêu mùa biển dã.

Nhiều du khách ngạc nhiên khi chuyến hành hương chuỗi ba điểm đến là Núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím và Đảo Hòn Bà bị những món hải sản ở bãi biển Hàm Tân cám dỗ đến say sưa quên cả chuyện cúng vái.

Một bãi biển thuần mùi hải sản. Những võng chiếu ghế bố được dựng lên dưới những mái chòi lá dừa nối tiếp nhau. Và không xa đó là một bãi chợ miền biển với đầu đủ món khô từ mực một nắng cho đến ốc giác, cua ghẹ... Giá bình dân hết biết. Có thể thuê nồi, nhóm lửa và thưởng thức tại chỗ một bữa hào phóng của biển.

Mấy ông làm du lịch ở Hàm Thuận Nam thấy bà con đi du lịch cứ vác chiếu theo, tự nấu nướng, tự chui vào gốc dương ngủ trưa, với gió biển, với hải sản bình dân, không khỏi lo ngại, lắc đầu vì ai cũng du lịch kiểu "ta ba-lô" như thế thì bao nhiêu resort sang trọng sẽ bị "cháy" mất!

Có chàng trai Phan Thiết tỏ tình với vợ rằng anh nhớ em như nhớ... mùi mực một nắng cồn Trà. Đừng chê nhé, những món "nhớ ấy" bây giờ là đặc sản trong những resort, nhà hàng cho khách sang hay Tây như Làng Thụy Sĩ, nhà hàng Bốn Biển, Pandanus, Seahorse...

Những buổi tối gió mát đến nỗi chỉ thèm đi bộ dọc bờ sông để ghé quán xá dọc bờ kè Cồn Chà và thưởng thức từ ốc giác hấp gừng ăn với rau răm chấm mắm nhỉ hay cháo hến, các loại hến ở cửa sông giao thoa giữa vùng nước ngọt và mặn, thịt dai và ngọt, có cả vị bùn thơm đến nao lòng.

Những món lạ như đầu mực xâu nướng, gỏi ốc khá ấn tượng. Giá cả không quá cắt cổ ở những quán xá này. Bù lại, món ngon hải sản trên dĩa thường trặm trịa và nhiều chứ không ăn lấy hương lấy hoa như trong các nhà hàng. Vì chủ quán cũng toàn là dân biển, ngày xưa ở nhà chồ nay dạt đất phố làm quán xá, đổi đời. Những món gỏi ốc, ốc hấp từ mui ghe mới đổi đời xem ra chưa dứt mùi dân dã. Cay đến độ nằm mơ còn thấy!

Ở Phan Thiết bạn còn thấy bà chị, bà mẹ nhỏ nhoi gầy guộc gánh từng gánh bánh bột lọc đi mà cứ như bay qua những triền đồi cát Mũi Né. 2.000 đồng mỗi chén bánh bột lọc nhân tôm, cắn miếng bánh lọc dầm nước mắm, là thấy ngay cái thật thà. Tôm là tôm thật. Con tôm còn mới rời biển trước đó một đêm, còn thơm ngon như đếm. Nên rộm đỏ màu son chứ không cần "thịt mỡ giả tôm trộn phẩm màu" đánh lừa thị giác như ở trong một số nhà hàng sang trọng.

Món bánh lọc nhân tôm này, ngoài những gánh vô danh của các mẹ, các dì, các chị chung chiêng đi hút hút trên những đồi cát hồng còn có những quầy đã trở thành thương hiệu ở chợ Phan Thiết: Bánh lọc bà Chín, chị Mỹ... Vào chợ, cũng có thể chọn mấy ký chả cá làm bằng cá thu ảo thứ thiệt mà hiếm vùng nào có được. Đây cũng là món quà quý được du khách lưu tâm khi ghé chân.

Thức ăn biển ở Phan Thiết còn no mắt du khách bởi những món Tây du nhập thứ thiệt. Bên cái mắt lưới dính mấy con cá rô đồng tươi rói chuẩn bị kho mía và một con cá ngừ lớn ngậm một con mực tươi, anh Lê Văn Dương - một chef-cook của nhà hàng Bốn Biển cho biết: "Tôi muốn du khách chưa ăn đã phải no mắt bởi hải sản ở đây. Dù những món ngon ở bất cứ đâu du nhập đến Phan Thiết cũng phải mang phong vị hải sản Phan Thiết. Đó là cái duyên của một vùng hải sản, ông ạ!".

Cua đá ....

Ghẹ được nướng tại chỗ.....

Ốc giác luộc chấm nước mắm gừng ....



......cùng với ghẹ luộc.

Sò điệp nướng mỡ hành.....

Hình ảnh : Ocean Group